Tiêu chuẩn mèo Munchkin theo WCF

Tiêu chuẩn mèo Munchkin theo WCF

Không thể phủ nhận rằng mèo chân ngắn ngày càng phổ biến ở Việt Nam và hiện tại hầu hết mọi người đang gọi đó là mèo Munchkin. Trong bài viết này, VCA muốn giải thích cho các bạn biết rằng để được công nhận là giống Munchkin cần phải thỏa mãn các tiêu chí trong TIÊU CHUẨN GIỐNG MUNCHKIN. Do đó, những cá thể mèo chân ngắn mà chúng ta thấy có thể KHÔNG PHẢI LÀ MÈO MUNCHKIN nếu không đáp ứng được các tiêu chí trong TIÊU CHUẨN GIỐNG MUNCHKIN của WCF.

 
 
 
Về cơ bản, chiếu theo tiêu chuẩn của WCF, mèo Munchkin phải sở hữu các đặc điểm sau:
1️⃣ Chân ngắn
2️⃣ Thân hình hơi dài, không đồ sộ, không ngắn
3️⃣ Đầu hơi giống tam giác với những đường viền mềm mại
4️⃣Trán phẳng, không lồi
5️⃣ Mũi hơi dài, không ngắn và không bị gãy
6️⃣ Tai thẳng, không cụp, không xoắn
7️⃣ Mắt hình hạnh nhân, bầu dục, không tròn
Cụ thể về điểm số trong tiêu chuẩn, bạn có thể tham khảo trong ảnh dưới đây
Nếu cá thể mèo chân ngắn phù hợp với tất cả tiêu chuẩn trên của WCF đưa ra sẽ được gọi là mèo Munchkin.
Thực tế cho thấy, ở Việt Nam các cá thể mèo chân ngắn có đầu tròn, mắt tròn to, mũi ngắn hoặc gãy được gọi là mèo Munchkin. Nếu đem so sánh với các tiêu chuẩn của WCF, các cá thể mèo chân ngắn đó chưa được xếp là một giống cụ thể nào mà đơn giản chỉ là một cá thể mèo cảnh chân ngắn mà thôi.
Để có mèo Munchkin con theo đúng tiêu chuẩn của WCF, VNCL đưa ra những lưu ý đối với các thành viên như sau:
- Không phối giống giữa 2 cá thể munchkin.
- Munchkin chân ngắn được phép phối với Munchkin chân dài (Munchkin non standard)
- Munchkin phối với Ba Tư/Exotic thì đời con sẽ được gọi là Minuet
- Mèo chân ngắn phối với các giống mèo khác nếu muốn cấp phả hệ buộc phải có sự đồng ý của các giám khảo thuộc WCF
- Kỹ thuật nhân giống được khuyến nghị để có được các đặc điểm đúng với tiêu chuẩn của WCF đó là kết hợp mèo chân ngắn với mèo bản địa và hạn chế lai tạo với những giống có khuôn mặt tròn như British hoặc Scottish.

Viết bình luận